Feature Top (Full Width)

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Dinh dưỡng cho sự phát triển trí não cho bé

09:37

mẹ và bé - Làm mẹ là một bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời của người phụ nữ. Để chuẩn bị cho một hành trình thiêng liêng này, các bà mẹ tương lai phải có sự chuẩn bị rất kỹ càng từ thể chất đến tinh thần. Trong đó, không thể thiếu các kiến thức quan trọng về nền tảng về dinh dưỡng cho con.




Nhiều mẹ vẫn nghĩ rằng DHA là lựa chọn duy nhất cho sự phát triển trí não của trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh DHA, còn có rất nhiều các dưỡng chất mẹ cần bổ sung cho bé như Sắt, Choline, vitamin và khoáng chất. DHA là thành phần quan trọng trong cấu trúc não bộ, giúp kiểm soát, quản lý quá trình nhận thức từ việc lập kế hoạch, ghi nhớ, sự tập trung chú ý; góp phần vào sự tăng trưởng, kết nối của các tế bào thần kinh, giúp cho quá trình dẫn truyền thông tin đạt hiệu quả. đồ dùng cho bé
Cùng với DHA, Sắt rất quan trọng cho chức năng não và sự phát triển thể chất. Vai trò quan trọng nhất của Sắt là cùng với Protein tạo thành huyết sắc tố (hemoglobin) vận chuyển ô-xy. Choline đồng thời đóng vai trò không thể thiếu đối với sự phát triển toàn diện của não bộ; đây cũng chính là dưỡng chất thiếu yều giúp tốc độ dẫn truyền tín hiệu của não được thông suốt và linh hoạt. Bên cạnh đó, Vitamin và khoáng chất là nhóm dưỡng chất thiết yếu giúp bé thông minh và phát triển thể chất khỏe mạnh. Việc bổ sung đầy đủ nhóm dưỡng chất này với hàm lượng phù hợp theo từng độ tuổi sẽ hỗ trợ trẻ phát triển vượt trội cả về trí não lẫn thể chất.

Bên cạnh đó, một thông tin thú vị cho các bà mẹ chính là “giai đoạn vàng” cho sự phát triển trí não của trẻ. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hành trình phát triển trí não của con người diễn ra liên tục từ giai đoạn tuần thứ 3 của thai kỳ cho đến khi trưởng thành. Trong đó, não phát triển nhanh nhất từ khi trẻ mới sinh cho đến 2 tuổi – thời điểm não đạt khoảng 80% trọng lượng của não người lớn, và tiếp tục phát triển để đạt gần 100% trọng lượng não người trưởng thành khi trẻ lên 6 tuổi. Do vậy, giai đoạn 6 năm đầu đời được xem là giai đoạn vàng cha mẹ cần nắm bắt để có những phương pháp tương tác cùng chế độ dinh dưỡng vượt trội cho trẻ. do choi cho be

Dinh dưỡng cho hệ tiêu hoá nhạy cảm

Một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh đóng vai trò rất lớn không chỉ cho sự phát triển thể chất, tạo ra năng lượng hoạt động cho cơ thể mà còn ảnh hưởng đến khả năng tư duy và ghi nhớ của não bộ.
\

Tuy nhiên, theo phát biểu của Thạc sĩ – Bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tại tọa đàm dinh dưỡng “Tiêu hóa dễ dàng giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn” (*) cho thấy trong những năm đầu đời, hệ tiêu hoá của trẻ có hoạt động của men lactase (loại men dùng để tiêu hóa đường lactose) ở mức 70% dẫn đến tình trạng khó tiêu hoá lactose. Bên cạnh đó, hoạt động của men enterokinase chỉ ở mức 25%, và hoạt động của men pepsin chỉ đạt ở mức 50% lúc trẻ 7 tháng tuổi, gây nên tình trạng khó tiêu hoá đạm. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây nên chứng rối loạn tiêu hoá nhẹ ở trẻ, gây cản trở quá trình hấp thu các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển trí não như DHA, ARA… ghế ăn cho bé
Do đó, các chuyên gia y tế khuyên mẹ một giải pháp dinh dưỡng để giúp bé vượt qua tình trạng rối loạn tiêu hoá nhẹ và hấp thụ các nguồn dưỡng chất cho sự phát triển trí não tốt hơn như sau:

- Bú mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng đầu đời và sau đó tiếp tục đến 2 tuổi.

- Tuy nhiên, trong các giai đoạn phát triển về sau, hoặc trong trường hợp mẹ không thể cho bé dùng sữa mẹ hoặc mẹ cần bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng cho bé vì những lý do khác, mẹ cần cho bé sử dụng những sản phẩm sữa có chứa đạm được cắt nhỏ hay còn gọi là đạm thủy phân một phần với tỷ lệ đạm whey: casein là 60:40 và giảm lượng đường lactose đến mức phù hợp để giúp bé tiêu hoá dễ dàng hơn.
 mua ban online

Written by

We are Creative Blogger Theme Wavers which provides user friendly, effective and easy to use themes. Each support has free and providing HD support screen casting.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

© 2013 Chăm Con Đúng Cách. All rights resevered. Designed by Templateism

Back To Top