Feature Top (Full Width)

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Chế độ ăn uống căn bằng mới giúp trẻ tăng trưởng tối đa

10:12

mẹ và bé - Dinh dưỡng quyết định tới 32% sự phát triển chiều cao và là yếu tố quan trọng để hình thành, phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay nhiều phụ huynh vẫn đang duy trì cho trẻ những bữa ăn nghèo dinh dưỡng, thiếu cân bằng, thậm chí còn thiên lệch.



Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ trở nên biếng ăn và thiếu hụt nghiêm trọng các dưỡng chất cần thiết để tăng trưởng và phát triển toàn diện.



Trẻ Việt vẫn “phải nạp” chế độ ăn chưa hợp lý

Những năm đầu đời là “giai đoạn vàng” để thiết lập nền tảng vững chắc giúp trẻ phát triển đối đa tầm vóc và trí tuệ. Vì thế, nếu trẻ không được cung cấp đủ và nuôi dưỡng bằng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng ngay từ thời kỳ này thì việc tác động vào những giai đoạn sau sẽ mất rất nhiều thời gian và không mang lại hiệu quả. đồ dùng cho bé

Theo kết quả khảo sát của Hội Dinh dưỡng Việt Nam năm 2013: Vẫn có tới 70% bà mẹ Việt đang phạm sai lầm trong việc thực hành dinh dưỡng. Trong đó, lỗi thường gặp lớn nhất là cung cấp cho trẻ “chế độ ăn thiên lệch” (chỉ cho ăn một loại thực phẩm nhất định mà phụ huynh cho là tốt: Thịt, trứng, không ăn rau, thức ăn tanh…) và “bữa ăn chưa cân bằng” (thừa thịt, thiếu rau, dư thừa chất béo quá mức…).

Nghiên cứu của Viện Dịnh Dưỡng ở học sinh tiểu học Hà Nội (2002) cũng nêu rõ: Hiện khẩu phần ăn của đa số trẻ, nhất là ở nhóm 6 -9 tuổi đang chứa quá nhiều đạm so với nhu cầu, vượt quá 2 lần so với mức khuyến nghị. Lượng chất béo cũng dư thừa trong khi giá trị dinh dưỡng bữa ăn (vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như Kẽm, Selen, Sắt, vitamin A, D, B1, B2…) thì lại rất thấp – chỉ đạt 1/2 mức khuyến nghị, thậm chí còn bị thiếu hụt trầm trọng.

Các chuyên gia nhận định: dinh dưỡng không thích hợp (cả thiếu và thừa) do chế độ ăn thiên lệch, mất cân bằng dinh dưỡng đều gây ra những ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển của trẻ. Đây chính là nguyên nhân khiến số lượng trẻ biếng ăn và thiếu vi chất ở nước ta vẫn ở mức cao. Theo kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á do Viện Dinh dưỡng thực hiện – 2013, có hơn 50% trẻ thiếu hụt các vi chất quan trọng như vitamin A, B1, C, D và Sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Các khảo sát mới nhất cũng cho kết quả: hơn 62% trẻ thiếu Selen, gần 87% thiếu Kẽm, gần 52% trẻ thiếu Mangan.

Không những thế, báo cáo về tình hình dinh dưỡng trẻ em đô thị Việt Nam của Viện nghiên cứu Y- Xã hội ngày 25/9/2013 còn cho thấy: tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi vẫn ở mốc 16%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi là 26,7% và tỷ lệ thừa cân, béo phì là 4%. Trong khi đó, sự tăng trưởng về chiều cao gần như là không đáng kể (cứ 10 năm chiều cao trung bình của người Việt mới chỉ tăng thêm 1cm).

Chế độ ăn uống của đa số trẻ vẫn còn chưa hợp lý

Đa dạng bữa ăn vừa giúp trẻ đủ dưỡng chất lại rất hứng thú với chuyện ăn uống

“Chế độ ăn cân bằng” mới giúp trẻ tăng trưởng tối đa

Nhiều người cho rằng trẻ thấp bé, nhẹ cân là do gen di truyền. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng bởi thực tế rất nhiều trẻ em mặc dù có cha mẹ là người Việt nhưng sinh sống tại các nước phát triển: Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp…, khi trưởng thành đều đạt chiều cao tương đương với người ở nước sở tại. do choi cho be

Điều này chứng tỏ rằng: chế độ dinh dưỡng có tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của trẻ. Và nếu chỉ duy trì một chế độ ăn nghèo nàn, không cân bằng, thiên lệch, trẻ sẽ khó có thể tăng trưởng tối ưu, thậm chí còn phải đối mặt với vô số vấn đề: biếng ăn, béo phì, suy dinh dưỡng, thiếu máu, kẽm, canxi…, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tăng trưởng chiều cao, cân nặng và khả năng tư duy, phát triển trí tuệ của trẻ.

Do đó, để tránh tình trạng này, phụ huynh hãy tập cho trẻ thói quen ăn uống khoa học, cân đối giữa 4 nhóm thực phẩm chính theo tỷ lệ khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia là: chất đạm 12-15%, chất béo 25-40%, chất bột đường 50-60% và vitamin – khoáng chất 10 – 12%.

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể lựa chọn các sản phẩm bảo vệ sức khỏe dạng siro mà trong công thức có chứa đồng thời 04 nhóm thành phần là: Enzym tiêu hóa (α-Amylase, Protease, Lactase, Lipase, Cellulolase,…); nhóm vi lượng ( Kẽm – nguồn gốc thực vật); các vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12); các acid amin (Lysine và Taurine) để giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, tăng hấp thu, kích thích vị giác, giúp trẻ thèm ăn và ăn ngon miệng.

Duy trì được một chế độ ăn đa dạng, cân bằng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển không chỉ giúp trẻ chấm dứt và cải thiện rõ rệt tình hình sức khỏe tại thời điểm “trẻ đang gặp trục trặc” mà còn là nền tảng vững chắc thúc đẩy trẻ phát triển thể lực, trí tuệ tối ưu trong tương lai.
Xem thêm: thời trang nữ

Written by

We are Creative Blogger Theme Wavers which provides user friendly, effective and easy to use themes. Each support has free and providing HD support screen casting.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

© 2013 Chăm Con Đúng Cách. All rights resevered. Designed by Templateism

Back To Top