Từ thời điểm trước Tết Nguyên đán khoảng 1 tháng, đặc sản ngày Tết
của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đã được bày bán rộn ràng để phục vụ cho những
người con xa quê.
Sôi động online - Tin Tuc
Sôi động online - Tin Tuc
Bắt đầu từ việc bán bưởi
vườn nhà cho những người đồng nghiệp trong cơ quan, chị Nguyên Anh (quận Bình
Tân, TPHCM) ngày càng mở rộng việc buôn bán của mình qua mạng xã hội facebook.
Tết này, ngoài bưởi chị còn cung cấp khá nhiều đặc sản Bến Tre khác như mứt sữa
dừa, kẹo dừa dẻo trái cây thập cẩm, lạp xưởng tươi, bánh phồng sữa sầu riêng,
kẹo chuối tươi… Theo chia sẻ của chị, tất cả những sản phẩm chị chọn cung ứng
trong dịp Tết này đều là những đặc sản ngon nhất tại Bến Tre, đảm bảo ngon,
tươi, sạch, và không hóa chất cũng như chất bảo quản. Chưa bàn về chất lượng,
chỉ tính riêng về giá bán, với mức giá 70.000 đồng/kg bưởi da xanh của chị cũng
là mức giá chấp nhận được trong dịp Tết Nguyên đán, vì nếu thông thường những
ngày giáp Tết giá bưởi da xanh thường được các tiểu thương ở chợ đẩy lên mức
90.000 đồng/kg, thậm chí hơn 100.000 đồng/kg. Thêm một món đặc sản miền Nam
được khá nhiều người bán trong dịp Tết này là lạp xưởng tươi. Trước những thông
tin đáng báo động về vệ sinh an toàn thực phẩm thời gian qua, lạp xưởng tươi
nhà làm đang lên ngôi. Món ăn này cũng được bán rộn ràng trên nhiều trang mạng
xã hội với mức giá khoảng 200.000 đồng/kg. Nói về đặc sản của người miền Tây sẽ
thật thiếu sót nếu không nhắc đến những món khô như khô cá bông lau, khô cá sặc,
khô cá lóc… và một món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người miền Nam, đó
chính là bánh tét, cũng được bán rất phổ biến trên mạng. phụ
kiện thời trang
Cũng sôi động không kém vào
mùa Tết này chính là đặc sản miền Bắc. Trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam
có món canh khổ qua dồn thịt, thì người Bắc không thể thiếu món canh măng khô
nấu móng giò heo. Chính vì thế, măng khô chính là mặt hàng đắt khách trong thời
gian này. “Măng ngoài chợ khó tránh khỏi việc ngâm tẩm hóa chất nên mấy năm gần
đây tôi hay đặt mua của người quen trên mạng xã hội” - chị Phương Uyên (TPHCM)
chia sẻ. Thông thường, những người bán măng khô luôn bán kèm những món khô phổ
biến như nấm hương, thảo quả, miến dong… Và đương nhiên đã là người Bắc không
thể không mua bánh chưng, giò lụa cho những ngày Tết này. Tất cả đều có thể đặt
mua thông qua những cú click chuột. ví nam đẹp
Về những món đặc sản ngày
Tết của người miền Trung, tìm trên mạng xã hội facebook một nickname là “Đồ nhà
quê”, nhiều người dân Đà Nẵng sẽ bắt gặp ngay món chả bò quen thuộc. Ngoài món
ăn này, những người con miền Trung cũng dễ dàng tìm mua nhiều món đặc sản khác
như heo ngâm mắm, dưa món miền Trung, bánh tét miền Trung, rượu Bàu Đá… Điểm
chung của những món đặc sản được bán trên mạng đó chính là những cam kết hàng
không chất bảo quản, không hóa chất, phần nhiều do người thân tự làm theo cách
truyền thống nên đảm bảo chất lượng cũng như hương vị truyền thống của từng
vùng miền. Tất nhiên, nếu đã chọn phương thức sắm Tết online, người mua cũng
phải chấp nhận mua bằng niềm tin là chính, bởi những người bán đặc sản đa phần
là dân văn phòng, bán mùa vụ dịp Tết. túi xách
nam
Tấp nập ngoài phố
Sau rằm cũng là thời điểm
không khí Tết bắt đầu chộn rộn hơn, việc mua sắm online thực ra mới chỉ nở rộ
trong vài năm trở lại đây và đương nhiên cho đến tận thời điểm này, sắm tết
online vẫn không thể thay thế việc tận tay đến từng cửa hàng, khu chợ truyền
thống mua sắm những món ngon, những đặc sản đặc trưng đã hiện diện cả vài chục
năm nay. Là người miền Bắc đã vào TPHCM sinh sống được hơn chục năm, nhưng cứ
dịp Tết chị Hà Hòa lại phải tìm bằng được những món Bắc đặc trưng. Điểm đến
quen thuộc của chị chính là những cửa hàng chuyên bán đồ Bắc trên đường Trần
Quốc Toản, quận 3. Ở đây gần như bán đủ thứ chị cần, bánh chưng, dưa hành muối,
măng, miến, nấm hương, gạo nếp, chả cốm… Với những người miền Bắc, để mua đặc sản
dịp Tết này không hề khó. Ngoài khu vực Trần Quốc Toản thì khu vực gần sân bay
Tân Sơn Nhất, đường Chu Mạnh Trinh (quận 1) hay khu vực chợ ông Tạ cũ … cũng
bán rất nhiều đặc sản của người Bắc. Ngoài những món ăn quen thuộc thì trái cây
để phục vụ Tết còn có phật thủ, một loại trái cây khá mắc tiền và được người
miền Bắc ưa chuộng chưng trên bàn thờ những ngày Tết. Ngoài ra, những món ăn
quen thuộc của người miền Bắc cũng được bày bán nhiều trong các siêu thị như
Coopmart, Big C… dong ho tre em
Với người dân miền Nam nói
chung, miền Tây nói riêng, những khu chợ như chợ Bình Tây (quận 5) hay An Đông
(quận 5)… có rất nhiều đặc sản quê hương. Nhưng thường những món đặc sản bán
tại nhiều quầy sạp không có bao bì, nhãn mác, giá cũng mỗi nơi mỗi khác, tất
nhiên mức chênh nhau cũng không nhiều. Theo lời người bán, những đặc sản này
của những cơ sở nhỏ chế biến nên không có nhãn mác nhưng chất lượng thì an tâm
tuyệt đối. Giá bán đặc sản những ngày gần Tết hầu hết đều tăng 10-50% tùy mặt
hàng. Những người miền Trung thường tìm đến khu chợ Bà Hoa (Tân Bình), ở đây có
đủ món theo vị miền Trung như bánh in, bánh tổ, dưa kiệu, dưa món…
Những đặc sản vùng miền
được người tiêu dùng chọn lựa trong dịp Tết không chỉ là món ăn trên những mâm
cỗ Tết mà còn là món quà biếu người thân, bạn bè. Chính vì nhu cầu đặc sản lớn
nên hầu hết những điểm bán đặc sản đều tăng giá và người tiêu dùng nếu muốn
thưởng thức thì buộc phải chấp nhận. Ngoài những mặt hàng đặc sản quen thuộc,
những món đặc sản độc, lạ cũng được nhiều người lùng mua trong mỗi dịp Tết đến,
xuân về như thịt trâu gác bếp Sơn La, thịt lợn mán, gạo nếp hương Điện Biên, gà
Đông Tảo… balo cho bé
0 nhận xét:
Đăng nhận xét