Feature Top (Full Width)

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Vì sao bạn nên chọn phần mềm bán hàng online

Dạo gần đây em thấy nhiều mẹ cũng quan tâm đến các phần mềm bán hàng. Theo như em thấy bây giờ có rất nhiều bên cung cấp phần mềm này. Trong bài viết hôm nay em xin đưa ra 1 số ý kiến cơ bản về phần mềm bán hàng offline và online theo nhìn nhận của mình. Bài viết không có ý khen chê bên nào, hy vọng các mẹ cùng bổ sung góp ý để chúng ta có cái nhìn đúng nhất và lựa chọn cho mình phần mềm phù hợp nhất
1. Phần mềm offline
- Chi phí: Vấn đề luôn khiến nhiều người phải đắn đo. Một phần mềm bán hàng truyền thống trọn gói thường có cái giá không hề dễ chịu chút nào, dĩ nhiên ở đây chúng ta không bàn đến những gói rẻ hơn nhưng bị giới hạn tính năng. Đó là còn chưa kể các chi phí nâng cấp, sửa chữa, các mẹ sẽ tự phải bỏ ra vì phía bên cung cấp sau khi bán sản phẩm sẽ không hoặc rất khi hỗ trợ phần này sau khi hết bảo hành. Nếu cộng dồn tất cả lại thì khoản tiền đó cũng khiến chúng ta phải đắn đo. Tuy nhiên chỉ cần mua 1 lần, dùng lâu dài, dùng càng lâu thì chia theo ngày dùng phần mềm tiền càng giảm.
- Bảo mật và an toàn: Tất cả các dữ liệu về hoạt động kinh doanh sẽ được lưu trữ trong máy tính riêng của các mẹ. Thật an toàn…cho đến khi có sự cố! Các mẹ sẽ không thể nào biết mình đang gặp rủi ro như thế nào khi sử dụng máy tính cá nhân để lưu trữ dữ liệu. Virus, hư hỏng, bị lấy cắp thông tin luôn trong tình trạng báo động. Và không may mắn là khả năng phục hồi được dữ liệu rất thấp.
- Tính năng: vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Tính năng của các phần mềm truyền thống thường không có nhiều, lại do khó khăn trong việc nâng cấp nên sẽ phải cài đặt bản cập nhật mới nhất nếu muốn sử dụng các tính năng khác. Dĩ nhiên muốn vậy thì mình phải bù thêm tiền.
- Tính linh động: Gần như không có. Các phần mềm bán hàng truyền thống dù tối tân nhất cũng chỉ có thể kết nối mạng LAN giữa các máy trong cùng hệ thống của cửa hàng mà thôi. Vậy thử tưởng tượng nếu các mẹ có việc phải đi xa thì sao? Phần mềm kia sẽ hoàn toàn vô dụng!

=> Tóm lại: Mình nghĩ phần mềm offline sẽ phù hợp với những cửa hàng có 1 chi nhánh, không cần nhiều tính năng, vùng internet k tốt hay bị gián đoạn, hoặc không có internet. Em biết 1 số bên chuyên cung cấp phần mềm offline: Hosco, Vtex, Vnuni, 1vs ...
2. Phần mềm online
- Chi phí: Hiện tại có rất nhiều bên cung cấp phần mềm quản lý bán hàng online với chi phí khác nhau, mỗi nhà cung cấp lại có nhiều gói khách nhau tùy thuộc vào tính năng, thời gian sử dụng. Ví dụ như Thietbibanhang.net chia thành 4 gói theo năm (trung bình 165k/ tháng) , kiot 2 gói theo tháng (190k/ tháng), máy bán hàng cũng có 3 gói dịch vụ theo tháng (199k/ tháng)... Nói chung chỉ cần đầu tư từ 3 - 5 triệu là có thể sở hữu 1 phần mềm quản lý chuyên nghiệp rồi. Nếu dùng ổn thì các mẹ chỉ cần trả tiền và dùng tiếp hoặc không thích thì đổi phần mềm.
- Bảo mật: Khác với những phần mềm bán hàng cài đặt trên máy tính truyền thống, phần mềm quản lý bán hàng online được xây dựng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây, do đó toàn bộ dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống máy chủ Amazon. Các hư hỏng trên máy tính hoàn toàn không ảnh hưởng tới dữ liệu của các mẹ. Nếu mất mạng, các mẹ vẫn có thể bán hàng bình thường và khi có mạng, dữ liệu sẽ tự update.
- Tính năng: Phần mềm online có khá nhiều tính năng phù hợp với nhiều lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt khi cập nhật những tính năng mới người dùng không cần phải trả thêm phí cập nhật, nhà cung cấp sẽ tự động cộng nhật.
- Tính linh động: phần mềm này hoạt động dựa trên nền trình duyệt web nên các mẹ hoàn toàn có thể làm việc online dù các mẹ đang ở bất cứ đâu, chỉ với một chiếc máy tính hay điện thoại có kết nối internet là các mẹ có thể đăng nhập và theo dõi sát sao bất cứ hoạt động bán hàng nào của cửa hàng.

=> Tóm lại: Phần mềm bán hàng online sẽ tiện dụng đối với cửa hàng có nhiều chi nhánh ở nhiều vị trí khác nhau. Hoặc được sử dụng với người không thường trực tiếp quản lý cửa hàng, hay đi công tác nhưng lại muốn các tình hình bán hàng và cửa hàng một cách tức thì.
Theo em biết thì có một số bên cung cấp phần mềm quản lý bán hàng online + offline như Sunno, Sapo, maybanhang, nhanh,..

Cũng không khuyên là các mẹ nên dùng phần mềm nào, vì mỗi mẹ sẽ kinh doanh ở một môi trường khác nhau, tính chất công việc khác nhau, cứ dùng thử, thấy hợp thì dùng thôi, giờ hầu như các bên đều cho test thử rồi. Mà giờ em thấy các mẹ bán hàng đều có website, em nghĩ nếu bên cung cấp website cho các mẹ mà có phần mềm quản lý bán hàng thì tiện nhất, nó tối ưu hóa cho nhau.

Bài viết là kiến thức em tổng hợp được ở 1 số trang, rồi qua trải nghiệm thực tế và cũng là ý kiến cá nhân của em, có thể đúng có thể sai, mong các mẹ bổ sung để em cũng như mọi người có cái nhìn tổng quan hơn, chính xác hơn về phần mềm quản lý bán hàng online + offline. Em cảm ơn!

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Những điều cần biết khi lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng

Ngày nay, tại các siêu thị, cửa hàng, nhà hàng để quản lý kinh doanh được thuận tiện và hiệu quả thì việc sử dụng những phần mềm quản lý bán hàng là một công cụ hỗ trợ đắc lực đã dần trở lên phổ biến. Nắm được nhu cầu của thị trường thì nhiều các doanh nghiệp cung ứng phần mềm quản lý bán hàng đã ra đời để phục vụ nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh muốn tìm và mua cho mình một phần mềm quản lý bán hàng làm sao cho phù hợp với yêu cầu, mô hình kinh doanh và túi tiền của mình là một việc cần thiết. Vậy, các doanh nghiệp kinh doanh cần phải lưu ý những vấn đề gì trước khi mua một phần mềm quản lý bán hàng?

Những điều cần biết khi lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng sao cho phù hợp
1. Lưu ý khi chọn nhà cung cấp

Hiện nay nhiều khách hàng khi lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng thường không để ý tới uy tín và độ tin cậy của nhà cung cấp phần mềm. Đây là một sai lầm rất lớn vì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình sử dụng phần mềm như việc hỗ trợ xử lý các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng, cũng như những hỗ trợ trong việc cài đặt, sử dụng sẽ không được đảm bảo và tận tình, chuyên nghiệp. Vì thế các bạn cần chú ý và lựa chọn cho mình một nhà cung cấp phần mềm uy tín và đáng tin cậy.

2. Lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng sao cho phù hợp

Thực tế là sẽ không có một phần mềm quản lý bán hàng nào có thể phù hợp với đặc thù kinh doanh của tất cả các cửa hàng. Bởi vì nhà hàng bán đồ ăn, cửa hàng bán tạp hóa, hiệu sách, siêu thị, cửa hàng thuốc hay cửa hàng thời trang thì đều cần phải có một phần mềm quản lý bán hàng riêng biệt với những đặc thù riêng phù hợp với cửa hàng. Vì thế các bạn cần hiểu rõ và nắm bắt được những yêu cầu của cửa hàng và bạn cần phải biết là bạn cần gì ở một phần mềm quản lý bán hàng. Sau đó đưa yêu cầu cho nhà cung cấp phần mềm để họ có thể hỗ trợ cho bạn sao cho phù hợp nhất với mô hình kinh doanh của cửa hàng bạn.

3. Tham khảo giá cả thị trường

Như đã nói ở trên thì hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp phần mềm bán hàng trên thị trường, do đó giá cả cũng rất khác nhau. Việc lựa chọn 1 phần mềm quản lý bán hàng free hoặc 1 bản dùng thử để thử các tính năng xem có phù hợp với mô hình kinh doanh của cửa hàng mình không cũng là một sự lựa chọn không tồi cho các doanh nghiệp kinh doanh. Vì như vậy các bạn vừa có thể tiết kiệm được phần chi phí ban đầu, vừa có thể trải nghiệm thử các tính năng của một phần mềm quản lý bán hàng, từ đó có thể đưa ra những tính năng cần thiết trong phần mềm để có thể yêu cầu nhà cung cấp thiết kế cho bạn sao cho phù hợp nhất. Với những doanh nghiệp kinh doanh với số vốn đầu tư không nhiều thì nên lựa chọn những phần mềm quản lý bán hàng đơn giản, không cần quá cầu kỳ và nhiều tính năng để giảm tối đa chi phí đầu tư ban đầu. Và hơn hết là các bạn cần tham khảo giá cả của những phần mềm quản lý bán hàng hiện có trên thị trường để có thể tìm cho mình một phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả nhất với mức giá phù hợp nhất.

AD (728x90)

Category 4

Blogger news

Feature (Side)

Popular Posts

 

© 2013 Chăm Con Đúng Cách. All rights resevered. Designed by Templateism

Back To Top